
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đọc mã vạch của máy
Trong thời kỳ công nghệ hóa như hiện nay, mã vạch barcode ra đời như một giải pháp tối ưu cho việc quản lý và kiểm soát hàng hóa.
Bạn có thể thấy sự tồn tại của mã vạch ở khắp mọi nơi, từ các sản phẩm ăn uống hằng ngày cho đến chiếc thẻ ATM bỏ túi... tất cả đều được kiểm soát thông qua máy quét mã vạch.
Tuy nhiên, việc kiểm soát các mã vạch không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ như bạn nghĩ. Có những lúc bạn phải mất một vài phút để quét thành công một mã vạch. Vậy những yếu tố đứng sau sự thành công hay thất bại của quá trình quét mã vạch là gì? Hãy cùng Đỉnh Thiên tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Yếu tố bên ngoài - mã vạch
Hầu hết 90% trường hợp không đọc được mã vạch, lỗi đều nằm ở mã vạch. Có lẽ đây không phải là vấn đề to lớn, nhưng có ít nhất một lần trong đời bạn đã tiêu tốn thời gian khá nhiều cho việc quét tới quét lui một mã vạch mà cứ nghĩ là lỗi do máy quét hay đầu đọc mã vạch. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số lỗi mã vạch cơ bản nào.
Mã vạch không chính xác
Trong quá trình in mã vạch, có nhiều lần thông tin mã vạch chưa được cập nhật hoặc cập nhật chưa kịp thời lên bộ nhớ. Điều này vô tình làm chúng ta mất rất nhiều thời gian để quét đối với những dòng máy quét mã vạch cũ.
Bạn cũng có thể thấy trong trường hợp này là máy quét vẫn nhận dạng, vẫn có tín hiệu. Những thông tin trên màn hình sẽ báo lỗi không có thông tin.
Tìm hiểu thêm: Máy quét mã vạch là gì?
Chất lượng mã vạch kém
Điều này thường xuyên xảy ra với những máy in mã vạch đời cũ. Bạn sẽ thấy bề mặt mã vạch bị nhòe hoặc mã vạch in chồng chéo lên nhau.
Trường hợp này ít xảy ra hơn ở các dòng máy in mã vạch hiện đại, sự cố thường xảy ra với những loại mực in hoặc tem in kém chất lượng.
Màu sắc của mã vạch
Màu sắc của mã vạch cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đọc mã vạch. Thông thường, một mã vạch sẽ được thiết kế bằng màu tối trên nền sáng. Tuy nhiên, một số nhà thiết kế lại không quan tâm đến điều này.
Một số bao bì rất nhạy nhiệt độ và ánh sáng, điều này đã làm biến đổi màu sắc mã vạch dẫn đến gam màu tối và sáng không lệch nhau nhiều. Điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình đọc mã vạch của máy.
Bề mặt mã vạch trong suốt
Nếu mã vạch được in trên một bao bì trong suốt như bao bì kẹo hay chai thủy tinh thì sao?Đây đúng là một vấn đề lớn, bởi vì khi gặp điều kiện ánh sáng mạnh, bề mặt của những bao bì này sẽ phản chiếu lại khiến quá trình đọc mã vạch trở nên khó khăn.
Mã vạch bị đứt gãy hoặc bong tróc
Mã vạch bị đứt gãy hay bong tróc thường xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa hoặc do yếu tố từ bên ngoài môi trường như nhiệt độ, ánh sáng...
Tuy nhiên, nguyên nhân gián tiếp vẫn là do mực in hoặc giấy in kém chất lượng gây ra. Nếu đầu tư nguyên liệu in thật tốt sẽ tránh được rủi ro mã vạch bị bong tróc hoặc đứt gãy trong quá trình in.
Có thể bạn quan tâm: Máy quét mã vạch bị lỗi
Yếu tố bên trong - máy quét mã vạch
Bên cạnh những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình nhận diện của máy, còn có những nguyên nhân do chính do máy quét hay đầu đọc gây ra.
Đầu đọc mã vạch bị bẩn
Nguyên nhân phổ biến nhất thường thấy ở máy quét, đó là đầu đọc bị bẩn. Những máy quét sử dụng lâu ngày không được vệ sinh kỹ sẽ làm cho tín hiệu nhận diện bị kém. Những bụi bẩn sẽ len lỏi vào bên trong gây cản trở quá trình thu tín hiệu của bộ đọc
Đầu đọc mã vạch bị hao mòn
Một nguyên nhân khác là do những tác động cơ học trong quá trình làm việc như làm rơi máy quét, hoặc va chạm vào một vật thể cứng.... Điều này đã vô tình làm máy quét bị hao mòn, lâu ngày dẫn đến việc máy bị chậm tín hiệu hoặc khó nhận dạng.
Lỗi kỹ thuật
Lỗi này thường xảy ra khi dây cáp kết nối giữa máy quét mã vạch và máy tính bị truc trặc. Máy quét lúc này vẫn hoạt động, nhưng máy tính không nhận được dữ liệu.
Nếu gặp trường hợp này, cách nhanh nhất là hãy kiểm tra lại dây cáp, sau đó reset lại máy.
Những bài viết liên quan:
- Tìm hiểu và phân loại mực in mã vạch được sử dụng phổ biến
- Ưu điểm của tem nhãn mã vạch có thể bạn chưa biết
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đọc mã vạch từ máy quét. Nắm được những lỗi cơ bản sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình vận hành doanh nghiệp của mình.