[Chia sẻ] Giải mã thông số kỹ thuật của máy quét mã vạch

Cũng như các thiết bị kỹ thuật khác, máy quét mã vạch cũng có thông số riêng được nhà sản xuất trên khắp thế giới công bố một cách cụ thể. Nhưng không phải người sử dụng nào cũng có thể hiểu hết ý nghĩa của nó. Bài viết dưới đây, Đỉnh Thiên sẽ chia sẻ và giải mã thông số kỹ thuật của máy quét mã vạch chính xác nhất nhé.

Như chúng ta đã biết, mã vạch là phương pháp quản lý hàng hóa, sản phẩm, …..hiệu quả nhất khi bạn muốn,tìm hiểu thông tin về nó. Những muốn biết được những thông tin về sản phẩm này thông qua mã vạch thì cần sử dùng máy quét mã vạch. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu hết được thông số kỹ thuật máy quét mã vạch.

1. Tìm hiểu về công nghệ quét mã vạch hiện nay

Hiện nay, máy quét mã vạch được tích hợp cả 3 công nghệ là Imager, CCD và laser.

– Công nghệ laser: là dùng tia laser cho công nghệ quét nhanh, tia đọc mã vạch mỏng và có thể quét được mã vạch ở khoảng có 30 cm

– Công nghệ CCD: là công nghệ cảm biến giúp chuyển đổi hình ảnh sang tín hiệu điện trong những máy thu nhận hình ảnh. Từ công nghệ này bạn có thể thấy được ứng dụng của nó.

– Công nghệ Imager: là công nghệ quét mã vạch sử dụng tia quét rộng, nó có chức năng chụp lại và phân tích mã vạch.

2. Tường nhìn

Phần tường nhìn của máy quét mã vạch, hay còn được gọi là Field Of View, chúng có chức năng cho ta biết máy có thể thu được bao nhiêu phần hình ảnh thông qua ống kính máy quét. Trường nhìn càng rộng thì khả năng thu thập hình ảnh càng cao.

Ví dụ: Field of View: H(Horizontal): 40.5°, V(Vertical): 30.4°

3. Phần góc quét

Phần góc quét, còn gọi là Scan Angle, giúp bạn không phải tốn nhiều thời gian vào việc căn chỉnh chính xác vào tâm mà vẫn có thể quét được mã vạch.

Ví dụ: Roll: 360° | Pitch: ±50° | Skew: ±50°

Tìm hiểu thêm: Máy quét mã vạch bị lỗi

4. Phần nguồn sáng

Nguồn sáng của máy quét mã vạch cho chúng ta biết được cường độ ánh sáng mà cảm biến ánh sáng của máy quét có thể nhận biết màu sắc của các vật thể.

Ví dụ: Aiming: 650nm laser diode

5. Tốc độ quét

Tốc độ quét của máy, tiếng anh là Scan Rate, là thời gian mà cảm biến của máy có thể nhận được hình ảnh trên bề mặt. Máy có tốc độ quét càng cao, thì kết quả của hàng hóa sẽ càng nhanh.

Ví dụ: 120 frames per second

6. Scan Modes (Chế độ quét)

Phần chế độ quét của máy giúp bạn có thể tự điều chỉnh được chế độ cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Máy quét thường có 3 chế độ quét chính gồm:

– Chế độ quét thủ công: Bạn có thể cầm máy trên tay và quét mã vạch của từng sản phẩm một, đây là chế độ thường được sử dụng nhiều nhất.

– Chế độ quét tự động: Một số loại máy quét có đi kèm theo chân đế, chúng giúp có định máy quét. Bạn chỉ cần đưa mã vạch vào vùng quét của máy là được.

7. Phần thu thập dữ liệu

Đây được xem như phần quan trọng nhất trong máy quét, nó giúp bạn xác định rõ các nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Thu thập dữ liệu cho ta biết được thông tin sản phẩm từ mã vạch.

8. Địa chỉ mua máy quét mã vạch uy tín

Máy quét mã vạch là một thiết bị không thể thiếu trong các kho hàng, nhà xưởng,… Vì vậy, để thuận tiện cho việc quản lý kho hàng của mình, bạn nên mua 1 chiếc máy đọc mã vạch để tối ưu công việc.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT ĐỈNH THIÊN là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị máy quét mã vạch chính hãng từ nhiều thương hiệu lớn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn những thông số kỹ thuật của máy quét mã vạch. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin khác. Chúc bạn thành công!

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *